Home News [Allied Telesis] – Năm bước để triển khai một hệ thống mạng tự động (TAN)

[Allied Telesis] – Năm bước để triển khai một hệ thống mạng tự động (TAN)

118

Home News [Allied Telesis] – Năm bước để triển khai một hệ thống mạng tự động (TAN)

[Allied Telesis] – Năm bước để triển khai một hệ thống mạng tự động (TAN)

Lời giới thiệu

Khi các doanh nghiệp cố gắng nắm bắt những lợi ích của một loạt các giải pháp công nghệ đang ngày càng được phát triển, thì việc quản trị hạ tầng mạng càng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Các đối tác luôn mong muốn hệ thống mạng phải được cải thiện về tốc độ, nâng cao bảo mật, độ tin cậy, đáp ứng khả năng mở rộng cũng như một loạt các tính năng khác, với kỳ vọng chi phí sẽ giữ nguyên hoặc giảm đi. Đó là một hệ thống mạng thu hẹp được khoảng cách giữa các ý tưởng trong kinh doanh và thực tế khó khăn đến từ chi phí, rủi ro và các yếu tố tác động khác.

Quản lý một hệ thống mạng thông thường đòi hỏi những  nhân sự giàu kinh nghiệm, đặc biệt là ở lớp biên mạng, nơi thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại hoặc các nhiệm vụ cần nhiều thời gian để thực hiện. Khi mạng ngày càng gia tăng về quy mô cũng như mức độ phức tạp, thì đòi hỏi đối với quản trị viên mạng cũng tăng lên theo, nhằm duy trì một hoạt động kinh doanh đảm bảo tính bảo mật, đáng tin cậy và bắt kịp với bối cảnh thị trường kinh doanh luôn vận động, thay đổi.

Các đối tác luôn mong đợi một khả năng đáp ứng nhanh chóng đối với các yêu cầu thay đổi, do đó, quản trị viên hệ thống mạng có ít thời gian hơn để thực hiện nhiều thao tác hơn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra lỗi.

Vào năm 2014, Gartner nhận xét rằng “nguyên nhân số #1 không thể phủ nhận của các sự cố mạng là đến từ yếu tố con người.” [1]

Các nghiên cứu gần đây [2] báo cáo rằng có tới 70% sự cố ngừng hoạt động của trung tâm dữ liệu đến từ những sai sót trong quá trình vận hành. Sự phát triển về quy mô hệ thống mạng và sự đa dạng của các dịch vụ mà họ cung cấp đã làm tăng nguy cơ xảy ra lỗi cấu hình và tăng nguy cơ mắc phải những sai lầm này. Gartner [3] ước tính chi phí của mỗi lần hệ thống ngừng hoạt động trung bình là 5,600$ mỗi phút, điều này tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và mức độ quan trọng của dịch vụ.

Hệ thống mạng ra đời cùng thời điểm với hệ thống máy tính, đã gặp phải những vấn đề cơ bản như băng thông hạn chế và bảo mật chưa được quan tâm đúng mực. Mặc dù công nghệ đã phát triển, nhưng tại nhiều hệ thống mạng, các quản trị viên đã tạo ra các giải pháp quản trị với các công cụ không đầy đủ, khiến cho hệ thống trở nên đặc biệt phức tạp không phải lúc nào cũng đáng tin cậy hoặc an toàn như chúng ta vẫn mong muốn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét các hành động của quản trị viên mà dễ xảy ra lỗi và gây tốn thời gian xử lý nhất, qua đó, sẽ đề xuất năm bước mà một tổ chức có thể thực hiện để áp dụng công nghệ tự động hóa cho hệ thống mạng và xây dựng một hệ thống mạng đáng tin cậy, an toàn và có khả năng cung cấp các dịch vụ mà các đối tác yêu cầu.

Bước 1 – Tự động hóa quản lý cấu hình

Hầu hết các hệ thống mạng doanh nghiệp bao gồm các thiết bị chuyển mạch mà trên đó lưu lượng truy cập được xử lý một cách hiệu quả theo các quy tắc do quản trị viên đặt ra. Các tệp cấu hình được tải lên mỗi thiết bị chứa các quy tắc này, giống như cách một chương trình ‘cấu hình’ cách thức hoạt động của máy tính. Sự phức tạp nảy phát sinh do mỗi bộ chuyển mạch cần phải được cấu hình chính xác – bất kỳ một sai sót có thể gây ra các lỗi hoặc lỗ hổng bảo mật qua đó làm giảm hiệu suất hoạt động và. Những sai sót này có thể khó phát hiện và có thể không được nhận thấy cho đến khi thực hiện các đợt nâng cấp hoặc kiểm tra tiếp theo. Ngoài ra, mỗi bộ chuyển mạch tương tác với các thiết bị đặt gần nó và điều chỉnh hoạt động của nó dựa trên tình trạng dữ liệu. Nói cách khác, chúng là các thiết bị thời gian thực và phản ứng với các sự kiện bên ngoài tác động lên. Điều này cũng làm phức tạp hơn việc khắc phục sự cố và có thể gây ảnh hưởng diện rộng trên toàn bộ mạng.

Quản lý các thay đổi cấu hình để đảm bảo các phiên bản cấu hình chính xác được lưu trữ và khôi phục một cách đáng tin cậy là một phần nhiệm vụ quan trọng của quản trị viên. Quá trình này rất khó khăn và dễ xảy ra sai sót nên nó đòi hỏi cần có những kỹ năng và tính kỷ luật tốt để thành thạo. Điều này cũng đúng khi nâng cấp hệ điều hành hoặc bổ sung và thay thế các thiết bị trong mạng, điều này tiềm ẩn những giới hạn về tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh khi mà mỗi thay đổi trong hệ thống mạng, họ đều phải phụ thuộc vào các nhân sự có kỹ năng trong việc thiết kế và triển khai các cấu hình cơ bản cần thiết.

Việc quản lý cấu hình của thiết bị thậm chí còn trở nên khó khăn hơn khi các chi nhánh thường cách xa trụ sở chính của tổ chức và những nhân viên kỹ thuật lành nghề thường được yêu cầu làm việc tại trụ sở để thực hiện việc thay thế hoặc lắp đặt thiết bị nhằm tránh những sai lầm nguy hiểm và làm giảm thời gian dịch vụ ngừng hoạt động. Việc điều chuyển một kỹ sư lành nghề đến một địa điểm xa sẽ gây tốn thời gian và gia tăng chi phí, nhưng bù lại sẽ hạn chế rủi ro nếu để một người không có kinh nghiệm cố gắng thực hiện các thay đổi trên thiết bị.

Tóm lại, những khó khăn thường thấy khi quản trị cấu hình thiết bị bao gồm:

  • Việc thao tác cấu hình trên nhiều thiết bị nếu có sai sót có thể dẫn đến tình trạng hệ thống ngừng hoạt động và ảnh hưởng tới năng suất công việc.
  • Việc quản lý các thay đổi cấu hình và duy trì các phiên bản cập nhật của hệ điều hành và các bản vá bảo mật trên tất cả các thiết bị mạng sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và có thể dẫn tới lỗi hệ thống.
  • Việc lắp đặt hoặc thay thế thiết bị thường đòi hỏi kỹ sư có kỹ năng tốt, điều này có thể dẫn đến việc tốn kém chi phí và tốn thời gian nếu như thiết bị ở những vị trí xa.

May thay, các công cụ có sẵn hoạt động với các thiết bị mạng để giải quyết những vấn đề này bằng cách tự động hóa nhiều tác vụ phổ biến và lặp lại nhiều lần. Thông thường, quản trị viên cấu hình công cụ tự động hóa để sao lưu cấu hình thiết bị mạng định kỳ, giúp tiết kiệm thời gian và giảm nguy cơ sử dụng phiên bản không chính xác.Một số công cụ cho phép so sánh các cấu hình để nhanh chóng kiểm tra các thay đổi. Thông thường, quản lý các thay đổi trên cấu hình là một yêu cầu đối với các hệ thống mạng lớn.

Một tính năng đặc biệt hữu ích là khả năng cài đặt hoặc thay thế các thiết bị trong mạng và cấu hình chúng tự động. Được gọi là khả năng cung cấp Zero-Touch, tính năng này sẽ không bắt buộc phải cần có kỹ sư giỏi tại hiện trường, quá đó giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Các công cụ tự động hóa mạng cung cấp giải pháp cho các vấn đề quản lý cấu hình. Bằng cách tự động hóa các công việc hàng ngày của quản lý cấu hình và đơn giản hóa việc triển khai hoặc thay thế các thiết bị mới, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sai sót và các nguồn lực có kỹ năng có thể được sử dụng tốt hơn .

Khuyến nghị: Việc tiêu tốn quá nhiều thời gian quản trị để quản lý cấu hình và cập nhật hệ điều hành, điều mà có thể được làm tốt hơn với các tác vụ chủ động. Ngoài ra, rủi ro gây ra lỗi có nghĩa là nhiều thay đổi bị trì hoãn vì nhận thức được khả năng xảy ra lỗi là quá cao. Các tổ chức mong muốn nên xem xét gấp rút và hiệu quả hơn cho một công cụ quản lý mạng tự động tích hợp chức năng quản lý cấu hình với khả năng cung cấp Zero-Touch để giảm thiểu nguy cơ lỗi từ con người và cho phép thực hiện các thay đổi trên toàn mạng dễ dàng hơn.

Bước 2 – Tự động hóa tối ưu hóa hệ thống mạng không dây (Wi-Fi)

Không thể phủ nhận rằng Wi-Fi là một công cụ kinh doanh quan trọng cho các kết nối di động thuận tiện tới người dùng và các thiết bị thông minh khác. Trên thực tế, sự tiện lợi mà nó mang lại có nghĩa là chúng ta có xu hướng bỏ qua các lỗ hổng, nguy cơ tiềm ẩn — như mất/rớt kết nối, tạm dừng và kết nối lại. Đối với mục đích sử dụng cá nhân, chúng tôi chấp nhận sự tiện lợi vượt trội hơn độ tin cậy, nhưng các hệ thống kinh doanh sẽ yêu cầu một giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả hơn.

Vấn đề của Wi-Fi là nó hoạt động trong một môi trường động, nơi có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Vì đây là công nghệ dựa trên sóng truyền dẫn nên cần phải có tín hiệu tốt để kết nối. Phạm vi phủ sóng và nhiễu sóng vô tuyến đều là những yếu tố ảnh hưởng chính đến thông lượng và độ tin cậy, và vị trí đặt các điểm truy cập Wi-Fi rất quan trọng để đạt được trải nghiệm tốt nhất cho tất cả người dùng.

Wi-Fi là một môi trường chia sẻ, có nghĩa là, không giống như mạng dây, người dùng phải chia sẻ môi trường truyền dẫn với người khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu năng, vì những người dùng khác có thể làm giảm băng thông hoặc làm chậm tốc độ kết nối trong quá trình truyền/nhận thông tin. Các thiết bị cũ có thể vô tình làm giảm hiệu năng vì hệ thống để thích ứng với chúng, đồng thời cũng làm giảm hiệu năng sử dụng cho tất cả người dùng khác.

Quản trị viên phải giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn này để có hiệu năng tốt bằng cách lập kế hoạch cẩn thận và theo dõi liên tục trải nghiệm của người dùng. Điều này cần thời gian và đòi hỏi các kỹ năng để làm đúng và giữ cho hệ thống hoạt động. Wi-Fi rất nhạy cảm với những nguồn nhiễu khác, vì vậy nếu hàng xóm của bạn triển khai mạng LAN không dây thì nó có thể khiến những công sức thiết kế hệ thống của bạn trở nên vô ích.

May thay, các nhà sản xuất không dây nhận thức được những khó khăn khi vận hành một mạng Wi-Fi thành công và thường cung cấp các công cụ lập kế hoạch để giúp tạo bố cục đặt điểm truy cập tốt nhất cho vùng phủ sóng vô tuyến tối ưu và các công cụ giám sát để điều chỉnh các kênh vô tuyến và cường độ tín hiệu để bù nhiễu từ bên ngoài. Các công cụ hữu ích nhất cung cấp chế độ đồ họa của mạng không dây và hiệu năng hiện tại của nó, vì vậy quản trị viên có thể xem nhanh nếu có bất kỳ sự cố nào diễn ra.

Khắc phục sự cố Wi-Fi có thể tốn nhiều thời gian, vì vậy việc trang bị một bộ công cụ là điều cần thiết để giúp mạng không dây hoạt động trơn tru. Các công nghệ vô tuyến hiện tại có thể làm giảm đáng kể vấn đề nhiễu và có thể chứa các thiết bị cũ mà không bị suy giảm hiệu suất. Khi được tích hợp vào một công cụ quản lý duy nhất, điều này có thể đơn giản hóa việc quản trị hơn nữa.

Khuyến nghị: Có rất nhiều giải pháp Wi-Fi có sẵn và các tổ chức cần cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn của mình. Nếu các tổ chức đang gặp vấn đề về hiệu suất hoặc kết nối với hệ thống hiện tại của họ, thì họ nên xem xét một giải pháp cung cấp tính năng tối ưu hóa tự động và tùy chọn sử dụng công nghệ vô tuyến khác để tránh nhiễu.

Bước 3 – Tự động hóa quản lý lưu lượng mạng WAN

Quản lý hạ tầng mạng diện rộng (WAN) hiện đại có thể gây tốn kém và tốn nhiều thời gian. Các ứng dụng hiện đại như gọi điện thoại VoIP, hội nghị truyền hình, phương tiện truyền trực tuyến và máy ảo cần độ trễ thấp trong khi các ứng dụng khác yêu cầu băng thông ngày càng cao. Việc mở rộng các hiệu suất của mạng WAN có thể tốn kém và việc vận hành được nhiều công cụ quản lý và các vấn đề lỗi trong hệ thống mạng là một nhiệm vụ khó khăn.

Thông thường, các tổ chức muốn có một cơ sở hạ tầng WAN đáng tin cậy sẽ mua đường truyền thuê riêng hoặc kênh cáp quang trắng để chắc chắn rằng lưu lượng của họ được sẽ đảm bảo trong Thỏa thuận mức dịch vụ (SLA). Mặc dù cách tiếp cận này tỏ ra hiệu quả, nhưng nó tốn kém và không linh hoạt. Việc bổ sung hoặc giảm bớt dung lượng cần có thời gian để các dịch vụ mới được cung cấp và phụ thuộc vào các bên thứ ba để đáp ứng nhu cầu.

Ngày nay, các doanh nghiệp cần các giải pháp nhanh hơn và tốn ít chi phí để duy trì tính cạnh tranh. Các giải pháp hạ tầng WAN truyền thống phải vật lộn để có thể cung cấp các mức độ linh hoạt và giá trị cần thiết cho khách hàng. Vấn đề này dẫn đến việc phát triển một cách tiếp cận mới để quản lý lưu lượng mạng WAN nhằm mục đích cung cấp 1 dịch vụ tốc độ cao và linh hoạt với việc kiểm soát chi phí theo yêu cầu của các doanh nghiệp hiện đại.

SD-WAN là công nghệ cho phép các tổ chức sử dụng thiết bị sẵn có của họ, với các kết nối WAN và Mạng riêng ảo (VPN) chi phí thấp, để tạo ra các mạng đa chi nhánh và ít tốn công sức quản trị nhất.

SD-WAN mang lại tiềm năng xây dựng mạng WAN với hiệu suất cao hơn và chi phí thấp hơn bằng cách loại bỏ sự cần thiết về các liên kết chuyên dụng đắt tiền, tự động phân phối và cân bằng tải lưu lượng qua nhiều kết nối với chi phí thấp, chẳng hạn như không dây và băng thông rộng. Giải pháp này giúp giảm chi phí vận hành và hạ tầng linh hoạt hơn, với nhiều tuyến lưu thông độc lập hơn.

SD-WAN cũng cho phép triển khai các văn phòng chi nhánh một cách nhanh chóng. Bằng cách áp dụng tự động hóa, các chi nhánh mới có thể được thiết lập trong vài phút bằng một công cụ quản lý tập trung, và các chính sách bảo mật mạng WAN có thể được tạo và quản lý dễ dàng trên tất cả các văn phòng chi nhánh / điểm làm việc từ xa.

Các trường hợp triển khai phức tạp hơn của SD-WAN cung cấp khả năng tối ưu hóa ứng dụng, đảm bảo các ứng dụng quan trọng như thoại và video luôn có băng thông lưu lượng và chất lượng đường truyền được ưu tiên. Điều này đảm bảo các ứng dụng quan trọng có thể mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng qua đó nâng cao hiệu quả và sự tin cậy trong hoạt động kinh doanh.

Để thuận tiện hơn, SD-WAN và bảo mật có thể được kết hợp thành một giải pháp tích hợp để quản lý dễ dàng hơn chỉ với một giao diện điều khiển để giám sát tất cả hoạt động của mạng WAN. Lưu lượng được cân bằng tải trên nhiều đường VPN để sử dụng tối ưu băng thông có sẵn để đảm bảo việc truyền tải dữ liệu kinh doanh quan trọng một cách an toàn và đáng tin cậy.

Trong một thời gian dài, các tổ chức đã có rất ít sự lựa chọn về cách tạo ra một cơ sở hạ tầng WAN chi phí thấp và đáng tin cậy. SD-WAN đã thay đổi điều đó và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm sự linh hoạt và khả năng kiểm soát chi phí. Khi được kết hợp với các thương hiệu tường lửa mạnh mẽ trên thị trường, nó trở nên bảo mật hơn và thậm chí còn dễ dàng triển khai hơn, giúp tăng tính linh hoạt và tiết kiệm chi phí.

Khuyến nghị: SD-WAN nên được xem xét bởi bất kỳ tổ chức nào muốn giảm chi phí vận hành mạng WAN và tăng tính linh hoạt. Một giải pháp có tích hợp bảo mật sẽ đơn giản hóa việc quản lý và giảm chi phí hơn nữa.

Bước 4 – Tự động hóa bảo mật cho lớp biên

Mọi người đều có nhận thức rõ những rủi ro của tội phạm mạng từ việc xâm nhập bất hợp pháp vào mạng công ty, tuy nhiên các vụ vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra.

Trong nửa đầu năm 2018, hơn 4,5 tỷ hồ sơ chứa thông tin cá nhân hoặc doanh nghiệp nhạy cảm đã bị loại bỏ do vi phạm bảo mật. [4] Rõ ràng là các phương pháp bảo mật dữ liệu nhạy cảm hiện nay là không đủ và cần phải có biện pháp bảo vệ tốt hơn.

Sử dụng tường lửa là cách thức phổ biến để bảo  vệ các tổ chức khỏi bị tấn công và để kiểm tra tất cả các lưu lượng truy cập đến và đi từ Internet. Tuy nhiên, việc tập trung vào bảo vệ bên ngoài khiến tổ chức dễ bị tấn công từ bên trong, có thể từ thiết bị di động hoặc tệp được sao chép từ các thiết bị ngoại vi. Cần lưu ý rằng gần 50% người tìm thấy một thanh USB không xác định sẽ cắm nó vào máy tính [5], điều này đã vượt qua hoàn toàn bảo mật tường lửa.

Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, tường lửa chỉ có thể chặn lưu lượng đáng ngờ đang đi qua chính tường lửa, chúng không thể tác động lên thiết bị mạng đang gây ra sự cố; yêu cầu nội dung không được chấp nhận hoặc truy cập các tệp bị nhiễm / nhạy cảm.Tất cả những gì tường lửa có thể làm là thông báo cho quản trị viên để điều tra và giải quyết theo cách thủ công. Điều đó cần thời gian và nguồn lực – thời gian để mối đe dọa lan truyền hoặc thời gian để kẻ tấn công sao chép, đánh cắp các thông tin kinh doanh nhạy cảm. Khi mạng bị tấn công, thời gian là yếu tố cốt yếu. Hàng triệu bản ghi có thể được trích xuất trong vài giây, do đó, chỉ với năm phút chậm trễ chờ quản trị viên ngắt nguồn cuộc tấn công có thể dẫn đến những kết quả tệ hại.

Cần phải có một cơ chế tự động ngắt để phát hiện các cuộc tấn công và thực hiện hành động ngay lập tức để ngăn chặn thiệt hại gia tăng. Lý tưởng nhất là hệ thống mạng sẽ tự động bảo vệ khi phát hiện các vi phạm bảo mật. Các phản hồi sẽ được thực hiện ngay lập tức và thiết bị bị nghi ngờ sẽ được cách ly khỏi mạng, ngăn ngừa thêm thiệt hại và để những người dùng khác tiếp tục làm việc mà không bị ảnh hưởng.

Cách thức tiếp cận thông qua “Hệ thống mạng tự bảo vệ” là cách thành công nhất khi giải pháp được tích hợp với các thiết bị và công cụ mạng hiện có, và không làm gia tăng chi phí quản lý hoặc vận hành. Giải pháp này của nhà cung cấp là phù hợp nhất cho Doanh nghiệp, vì hầu hết doanh nghiệp đã đầu tư cho các giải pháp tường lửa của họ và sẽ không sẵn sàng thay thế chúng. Giải pháp này thậm chí còn trở nên hấp dẫn hơn nếu nó có thể hoạt động trên cả thiết bị chuyển mạch mạng có dây và điểm truy cập không dây — các khu vực biên của mạng dễ bị tấn công nhất.

Khuyến nghị: Các doanh nghiệp quan tâm đến an ninh mạng nên xem xét lại các phương thức bảo mật ở biên mạng. Nếu những điểm này bảo mật yếu, nên cân nhắc đầu tư vào một hệ thống bảo mật có thể tự động phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công xâm nhập ngay lập tức nhưng cũng được tích hợp với các thiết bị mạng hiện có để bảo vệ  chi phí đã đầu tư và đơn giản hóa việc quản lý.

Bước 5: Lập trình mạng

Trong những năm qua, các thiết bị mạng đã có thêm nhiều tính năng và hệ thống quản lý ngày càng thông minh hơn và cung cấp nhiều tính năng tự động hóa hơn cũng như các công cụ giúp tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, mạng vẫn được coi như một hệ thống liên kết với nhau giữa các thiết bị rời rạc mà mỗi thiết bị có cấu hình riêng và cần được quản lý riêng lẻ. Điều này gây tốn kém thời gian và tài nguyên cũng như rất dễ xảy ra lỗi. Khi các hệ thống mạng được mở rộng, chi phí để bảo trì chúng cũng theo đó tăng lên.

Mạng SDN là một thuật ngữ trong ngành để chỉ khả năng lập trình mạng, nhưng nó có xu hướng được liên kết nhiều với một giao thức cụ thể được gọi là OpenFlow. Mặc dù thành công trong trung tâm dữ liệu, các ứng dụng OpenFlow dành cho doanh nghiệp còn rất ít được áp dụng, vì rất khó tích hợp với các ứng dụng trong thực tế. Tuy nhiên, có những cách khác để có được một hệ thống mạng với các chức năng SDN.

Hệ thống mạng đã sử dụng các tập lệnh như một cách để thực hiện lặp đi lặp lại các nhiệm vụ. Ngày nay, Giao Diện Lập trình Ứng dụng (API) đang tỏ ra có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp vì nó sử dụng các công cụ quen thuộc, không cần đào tạo quá nhiều và các tập lệnh có thể được cấu hình lại và mở rộng một cách dễ dàng. Các quản trị viên nhận thấy rằng các tính năng của API khá gần gũi với các tính năng có sẵn trong giao diện dòng lệnh mà họ đã quen thuộc. Vì vậy, họ có thể hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp một cách dễ dàng mà không quá tốn công sức.

Hệ thống mạng có khả năng lập trình sẽ cho phép nó được tích hợp với các hệ thống, mô hình kinh doanh khác. Ví dụ, trong một tòa nhà thông minh, API có thể cung cấp quyền truy cập vào thông tin như mức tiêu thụ điện năng của thiết bị PoE và dữ liệu cảm biến (ví dụ: khi cửa mở, đèn đã bật trong bao lâu). Điều này mang lại khả năng phân tích rộng, giám sát và cho phép các hệ thống điều khiển thông minh sử dụng các dữ liệu này để tối ưu hóa mức tiêu thụ điện năng và giảm chi phí vận hành của tòa nhà. Một uu điểm khác của mạng có thể lập trình là nó có thể được thực hiện để đáp ứng các sự kiện trong mạng và tự động cấu hình lại (còn được gọi là lập trình mạng hướng sự kiện). Ví dụ: nếu một sự kiện thời gian thực xảy ra chẳng hạn như lỗi kết nối, một loạt các hành động dựa trên trạng thái hiện tại của mạng có thể được thực hiện để cung cấp phản ứng tốt nhất cho sự cố.

Việc lập trình được hệ thống mạng sẽ cung cấp một loạt lợi ích cho các tổ chức đang tìm cách tăng hiệu suất từ mạng của họ hoặc tìm cách tích hợp nó với hệ thống kinh doanh của họ để mang lại hiệu quả tốt hơn hoặc có khả năng hiển thị tốt hơn.

Khuyến nghị: Các tổ chức muốn xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng đáp ứng được nhu cầu trong tương lai hoặc tìm cách tối ưu hóa việc quản lý một hệ thống với nhiều hãng thiết bị, nên quan tâm đến lập trình. Đầu tư vào thiết bị hỗ trợ tốt giao diện API sẽ cho phép họ sớm gặt hái được lợi ích bởi việc phát triển các giải pháp riêng để cải thiện hiệu quả, hoặc tích hợp với hệ thống kinh doanh, cũng như trong tương lai, doanh nghiệp có thể áp dụng được các công nghệ tối tân như hệ thống mạng dựa trên mục đích sử dụng.

 

Hệ thống mạng có tính tự động hóa toàn diện

Allied Telesis đã và đang giúp các doanh nghiệp xây dựng các hệ thống mạng bảo mật, đáng tin cậy trong hơn 30 năm. Trong thời gian đó, chúng tôi đã tiếp nhận được rất nhiều về các khó khăn mà các quản trị viên phải đối mặt. Đối với nhiều người, khối lượng công việc hàng ngày của họ đã tiêu tốn hết thời gian làm việc và với các công cụ không đầy đủ, họ không thể tránh khỏi các nguy cơ mắc sai lầm.

Để vượt qua những thách thức này, chúng tôi đã phát triển một giải pháp mạnh mẽ được gọi là Mạng tự động hóa toàn diện (TAN) kết hợp một bộ các chức năng tự động hóa để thực hiện

nhiều tác vụ này một cách tự động hoặc đơn giản hóa chúng để tiết kiệm thời gian và tránh rủi ro. Được tích hợp với một giao diện điều khiển duy nhất, công cụ này giúp giảm thời gian đào tạo, giảm nguy cơ về lỗi hệ thống, tăng cường khả năng phản hồi và giúp tiết kiệm chi phí.

Phần lõi của hệ thống là một giao diện quản lý được gọi là Vista Manager EX, cung cấp khả năng kiểm soát hoàn toàn và hiển thị tất cả các thiết bị mạng. Được tích hợp với một công cụ tự động hóa – Allied Telesis Autonomous Management Framework ™ (AMF) – sẽ cung cấp cho quản trị viên khả năng để có thể kiểm soát mạng của họ với phản ứng nhanh hơn và mang lại ít rủi ro hơn. Các plugin đa tính năng sẽ cung cấp các tiện ích mở rộng để tự động hóa các thành phần khác của mạng như Wi-Fi, SD-WAN và bảo mật biên.

TAN cung cấp một giải pháp tích hợp trực quan để hỗ trợ các yêu cầu tự động hóa của bạn ở từng bước hướng tới một hệ thống mạng có tính phản hồi tốt, an toàn và đáng tin cậy mà tổ chức của bạn cần.

BƯỚC 1 – QUẢN LÝ CẤU HÌNH TỰ ĐỘNG

TAN mang lại giá trị thiết thực và tức thì cho doanh nghiệp bằng cách giải phóng thời gian của quản trị viên , cho phép dành thời gian cho các công việc khác, hơn là các công việc bảo trì liên tục. Khả năng quản lý tập trung và tự động hóa mạnh mẽ cho phép nâng cấp hệ điều hành và thay đổi cấu hình trên toàn mạng được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng và không có rủi ro. Các tác vụ lặp đi lặp lại được tự động hóa hoặc đơn giản hóa, cung cấp khả năng zero-touch cho phép tiết kiệm nguồn nhân lực thay vì lãng phí thời gian đi đến các địa điểm xa xôi để lắp đặt hoặc sửa chữa các thiết bị.

BƯỚC 2 – TỰ ĐỘNG TỐI ƯU HÓA WI-FI

Giải pháp không dây tự động của Allied Telesis kết hợp công cụ quản lý sáng tạo, dễ sử dụng với công cụ điều chỉnh tự động và lựa chọn công nghệ vô tuyến để mang đến cho khách hàng trải nghiệm không dây tốt nhất. Cung cấp giải pháp Wi-Fi tin cậy là một giải pháp thay thế hiệu quả cho các cách tiếp cận thông thường vẫn sử dụng.

BƯỚC 3 – QUẢN LÝ LƯU LƯỢNG WAN TỰ ĐỘNG

Kết hợp các lợi ích của việc tối ưu hóa ứng dụng đến từ công nghệ SD-WAN với tường lửa bảo mật được chứng nhận của Allied Telesis, mang lại một giải pháp bảo mật dễ sử dụng giúp cho tối ưu hóa và bảo vệ tất cả lưu lượng mạng WAN. TAN cho phép các tổ chức quản lý và bảo mật cơ sở hạ tầng WAN của họ từ một điểm duy nhất, sử dụng cùng một giao diện quản lý với phần còn lại của hệ thống mạng.

BƯỚC 4 – TỰ ĐỘNG BẢO MẬT LỚP MẠNG BIÊN

Xây dựng hệ thống mạng tự bảo vệ với TAN, hoạt động với các dòng thiết bị tường lửa hiện có để thực hiện ngay tức thì các hành động nếu xác định được mối đe dọa. Phản hồi nhanh chóng và chính xác, không cần các biện pháp can thiệp thủ công và các hành động thực hiện

được ghi lại và báo cho quản trị viên. Các thiết bị khả nghi có thể được tự động cách ly cho dù chúng ở trên mạng có dây hay không dây, đảm bảo không có các lỗ hổng ở bất kỳ đâu trên toàn bộ mạng. Hầu hết các sản phẩm tường lửa phổ biến đều được hỗ trợ, tập trung các chính sách bảo mật trên một thiết bị và giảm thiểu các chi phí bổ sung.

BƯỚC 5 – CÁC HỆ THỐNG MẠNG CÓ KHẢ NĂNG LẬP TRÌNH

Để kiểm soát mạng, khả năng lập trình chính là chìa khóa. Hệ điều hành mạng AlliedWare Plus ™ của Allied Telesis cung cấp cho bạn lựa chọn triển khai OpenFlow và hỗ trợ tính năng RESTful API dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí. Điều này cho phép một tổ chức phát triển các hành động tự động theo hướng sự kiện của riêng mình để cung cấp cho hạ tầng mạng sự nhanh nhạy và linh hoạt hoặc để tích hợp với các hệ thống kinh doanh để tăng hiệu quả và khả năng hiển thị nhằm hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh.

Kết luận

Các quản trị viên luôn cần được trợ giúp để thực hiện các thay đổi mạng nhanh chóng mà không gặp rủi ro và có thời gian để chủ động và thay đổi nhằm mang lại lợi ích mà các bên đối tác yêu cầu. TAN là một giải pháp của Allied Telesis nhằm mục đích cung cấp cho các quản trị viên sự trợ giúp cần thiết mà không làm gia tăng chi phí thông qua việc cần thêm tài nguyên hoặc kỹ năng chuyên môn.

 

Để tìm hiểu thêm về cách thức bắt đầu với TAN, hãy liên hệ với Allied Telesis theo thông tin sau:

Allied Telesis Vietnam Company Ltd

Tầng 22, Tòa nhà PVI, số 1 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Đại diện kinh doanh miền Bắc: ông Nguyễn Tiến Cường (Mobile: 0974722786; Email:   tiencuong.nguyen@alliedtelesis.com)

Đại diện kinh doanh miền Nam: ông Lâm Quang Phú (Mobile: 0983 999839; Email: quangphu.lam@alliedtelesis.com )

Nguồn: Allied Telesis